WELCOME TO VIETNAM OPTICA EXPO

Is the complete event for ophthalmic professionals. It is where eyecare meets eyewear and education, fashion and innovation mingle.
Event in Ho Chi Minh City

Time: 03 rd to 05 th August 2023

At: SECC – 799 Nguyen Van Linh Str., Dist 7, Ho Chi Minh City, Vietnam
Event in Hanoi City

Time: 07th to 09th December 2023

At: ICE – 91 Tran Hung Dao Str., Dist Hoan Kiem, Hanoi City, Vietnam
  • English
  • Tiếng Việt

VỆ SINH THỊ GIÁC

Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện đại con người ngày càng chịu nhiều sức ép của những công việc gần hơn cha ông chúng ta cách đây 1 thế kỷ rất nhiều.Giới công chức và sinh viên cả ngày dán mắt vào những công việc gần cũng như màn hình vi tính, học sinh và sinh viên phải đọc và học với khối lượng công việc gần gấp 3 lần cha ông của mình.

Mặt khác chúng ta cũng biết rằng hệ thống thị giác của chúng ta được thiết kế để nhìn xa chứ không phải suốt ngày nhìn gần, do đó gần như tất yếu điều này dẫn đến hậu quả là hệ thống thị giác bị quá tải mệt mỏi thị giác nhức mỏi mắt dễ xuất hiện và gia tăng độ cận thị. Việc quan tâm và giáo dục về vệ sinh thị giác cho mọi người là đều rất cần thiết.

Những vấn đề về thị giác thường gặp do quá tải ở thị giác gần là:

. Mệt mọi mắt

. Đau đầu

. Nhìn mờ (thị giác xa và nhất là thị giác gần)

. Làm giảm chức năng thị giác.

Sau đâu là một số lời khuyên về vấn đề vệ sinh thị giác nhằm giúp chúng ta có những biện pháp nhằm giảm bớt căng thẳng về mặt thị giác giúp giảm bớt gánh nặng của công việc và thoải mái hơn trong cuộc sống.

1-Nghỉ ngơi thị giác từng lúc

“Đây là 1 động tác tương đối đơn giản nhưng khá hữu hiệu để làm giảm căng thẳng do nhìn gần quá lâu. Theo cách 20-20 tức là cứ mỗi 20 phút làm việc gần chúng ta nhìn xa 1 khoảng cách là 20 feet tức 6m.

“Nếu máy tính đang xử lý thông tin hoặc download chúng ta không nhìn chăm chăm vào màn hình hình mà nhìn ra xa xung quanh.

“Nếu hình ảnh xung quanh bị mỿ chúng ta phải cho mắt nghỉ lâu hơn

“Không làm bất cứ việc gì phải huy động thị giác gần quá 45′, việc nghỉ định kỳ giữa quang mỗi 45′ giúp đầu óc chúng ta thư thái hơn, làm giảm sự căng thẳng sau đó chúng ta làm việc sẽ hiệu quả hơn.

“Mặc dù chúng ta chỉ đứng dậy để đi vòng quanh nhưng việc đó cũng giúp cho thị giác chúng ta được nghỉ ngơi.

“Khi đỿc sách chúng ta nên làm dấu cách đó 3-4 trang, đỿc đến chỗ làm dấu chúng ta lại đi 1 vòng khoảng 1 phút.

2-Điều kiện chiếu sáng

“Anh sáng chúng ta dùng làm việc gần phảicó cìơng độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng

“Không nên chỉ dùng 1 ngọn đèn để đọc sách trong phòng tối

“Cần tránh sự phản xạ bề mặt (đó là các phản xạ từ mặt giấy hoặc màn hình máy tính) khi chúng ta làm việc gần.

“Chúng ta nên sử dụng kết hợp đèn bóng tròn và đèn neon.

“Việc chiếu sáng được xem là tốt nhất cho việc đỿc sách là chiếu sáng từ sau và trên xuống

“Chúng ta cũng có thể kết hợp ánh sáng nhân tạo và ánh sáng mặt trời. Cả phòng nên được chiếu sáng đầy đủ.

3-Khoảng cách làm việc gần

“Khoảng cách lýtưởng để đọc sách gần là khoảng cách Harmon (Harmon-Distance) là khoảng cách đo từ chỗ đầu ngón cái và ngó trỏ cong lại đến cùi chỏ. Khoảng cách trung bình để đọc sách đối với người lớn là 35 – 40 cm (đối trẻ em khoảng cách này sẽ gần hơn).

“Việc đọc sách quá gần sẽ dẫn đến nỗ lực về thị giác quá lớn do việc gia tăng sức điều tiết và cũng có thể làm xuất hiện và gia tăng độ cận thị.

4-Tư thế

“Ngồi ngay ngắn trên bàn làm việc, ngực và lưng thẳng khi đó mắt của chúng ta sẽ cách sách hoặc màn hình máy tính 1 khoảng cách giống nhau.

“Nếu ta ngồi tư thế không đúng, quá gần sách vở hoặc gần máy tính sẽ làm cho ta mau mỏi cổ, mỏi lưng và làm giảm hiệu suất công việc.

“Ta không nên đọc sách khi nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Khi xem TV, ta không nên xem ở tư thế nằm mà mà nên ngồi ngay ngắn.

 

5-Khi viết

“Khi cầm viết, ta nên cầm cách đầu viết khoảng 2.5cm để tránh phải nghiêng đầu để xem những gì ta đang viết.

“Ta nên xoay tập nghiêng theo 1 góc đồng phương với góc nghiêng của tay cầm bút.

 

6-Ŀộ nghiêng của sách

“Khi chúng ta đặt sách lên mặt bàn thì khoảng cách từ mắt chúng ta đến đầu trang sách sẽ lớn hơn khoảng cách từ mắt đến cuối trang, điều này dẫn tới mắt chúng ta sẽ bị áp lực nhiều hơn khi đọc đến cuối trang. Do đó chúng ta nên để nghiêng sách lên 1 góc khoảng 200 (khoảng 10cm).

 

7-Xem truyền hình

“Nên xem TV ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình TV, khoảng 2.5 đến 3m.

“Nên ngồi thẳng khi xem và nên có chiếu sáng trong phòng nhưng tránh ánh đèn phản xạ trực tiếp lên màn hình.

“Chúng ta cũng nên biết rằng việc xem TV giúp trẻ phát triển ít các kỹ năng về thị giác do đó đối với trẻ em nên giới hạn việc xem TV xuống khoảng 1 đến vài giờ/ ngày.

“Nếu chúng ta có tật khúc xạ nên đeo kính khi xem TV nhằm giúp nhìn rõ và thoải mái về thị giác.

“Khi xem TV cũng không nên chỉ tập trung vào màn hình mà nên vận dụng thị giác để nhận biết các sự vật xung quanh ngoài TV.

 

8-Tham gia các hoạt động ngoài trời

“Nên chơi thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời vì các hoạt động này thường đòi hỏi thị giác xa hơn là thị giác gần.

“Đối với học sinh, sinh viên cũng như trí thức việc chơi thể thao cũng làm giảm đáng kể các stress về tâm lý đúng theo châm ngôn “một trí thông minh trong một cơ thể khoẻ mạnh”.

“Khi chúng ta đi dạo ngoài trời, chúng ta nên giữ đầu ở tư thế thẳng mắt mở to và nhìn thẳng về phía trước, nhìn lướt qua sự vật xung quanh chứ không nhìn chăm chú

 

9-Khi tham gia các phương tiện giao thông

“Khi đi tàu xe máy bay hay xe lửa không nên đọc sách vì chuyển động lắc lư gập ghềnh làm ta phải thay đổi điều tiết liên tục dẫn đến mệt mỏi về thị giác. Ta nên nhìn cảnh vật xung quanh để thư giãn thị giác.

 

10-Kính trợ giúp thị giác gần

“Việc đeo kính trợ giúp cho thị giác gần (như : đọc sách, học bài, may vá, vẽ tranh hay làm máy tính) là rất cần thiết đặc biệt đối với người có bị các tật khúc xạ hoặc có bất đồng khúc xạ.
Kính trợ giúp cho thị giác gần được đeo ngay cả khi thị lực là 10/10 và người đó vẫn chưa bị lão thị. Việc đeo kính này giúp làm việc gần thoải mái hơn, kéo dài hơn vì nó làm giảm các nỗ lực về mặt thị giác.